Thứ Tư, 29 tháng 3, 2017

Đặt tượng rùa vàng 10 tấn ở Hồ Gươm: "Khác nào cầu mong cho lũ lụt"

 

Đó là khẳng định của nhà nghiên cứu GS. Trần Lâm Biền trước đề xuất đúc tượng rùa bằng chất liệu đồng, vàng nặng 10 tấn đặt ở Hồ Gươm. Ông Biền cho rằng con rùa tương truyền là con vật gây nên lũ lụt, tôn sùng con rùa quá mức khác nào cầu mong cho lũ lụt.

Hình ảnh Đặt tượng rùa vàng 10 tấn ở Hồ Gươm: Khác nào cầu mong cho lũ lụt số 1

Mẫu phác thảo rùa vàng hồ Hoàn Kiếm 1. Ảnh: FB

Phản ứng trước đề xuất đúc tượng rùa bằng chất liệu đồng, màu vàng nặng 10 tấn đặt ở Hồ Gươm của một công dân Việt, nhà nghiên cứu văn hoá Trần Lâm Biền cho hay ông không ủng hộ việc này bởi nếu muốn đề cao, tôn sùng con rùa là thủy tổ của Quốc gia, các thế hệ ông cha ta đã làm rồi, không phải chờ tới bây giờ.

Ngoài ra, GS Trần Lâm Biền cũng phản đối việc báo chí hay dùng từ "cụ rùa". Với ông, rùa là con vật, không có "cụ rùa" nào cả.

Trên VietNamNet dẫn lời GS. Biền cho biết, trong nhận thức của người xưa, con rùa, con rắn là 2 con thuỷ quái gây nên lụt lội. 

Theo lời ông Biền, ở Đền Quan Thánh, Đền Huyền Thiên Trấn Vũ, vẫn đang thờ một vị thần lấy kiếm chọc vào lưng con rùa để ông trị rùa (tức trị lũ lụt).

"Hồ Gươm thời trước kia, xung quanh còn đầy ruộng, ruộng trũng. Trong hình thức sống chung với lũ lụt thì con người coi con rùa dù có hại nhưng phải sống chung. Ở Đền Thánh Gióng (Hà Nội) cũng thờ vị Thánh dẫm chân lên rắn, để chống lũ lụt", ông Trần Lâm Biền lý giải.

Vậy nên, theo GS. Trần Lâm Biền, việc không thể triệt tiêu được rùa người dân đành sống chung với rùa. Thế nhưng việc đó hoàn toàn khác với việc vì sống hoà thuận với việc phá hoại của rùa mà chúng ta lại coi rùa là thuỷ tổ của Việt Nam. 

"Trừ những con rùa hoá thân thành thần, như thần Kim Quy lại khác. Chứ rùa ở Hồ Gươm là biểu tượng sống chung với lũ lụt. Không thể tôn sùng quá mức. Như thế chẳng khác nào cầu mong cho lũ lụt?, ông Biền nói và đưa ra nhận định, văn hoá nông nghiệp của Việt Nam coi nông nghiệp là sinh khí, sinh khí thì phải từ trên trời, sao không lấy con rồng con phượng là hình ảnh của Quốc gia mà lại là con rùa? Rùa toàn đội bia, đội hạc... những thứ không được để lên cao mà lại có đề xuất là biểu tượng của Quốc gia thì buồn cười. Sao không lấy con trâu ấy vì biểu tưởng của nông nghiệp mà. 

Đông quan điểm trên, độc giả Tuấn Quốc cũng không đồng tình chọn rùa là biểu tượng của Việt Nam: "Nếu làm biểu tượng của đất nước Việt Nam thì phải trình Chính phủ và Quốc hội. TP. Hà Nội không quyết được. Đối với biểu tượng là con rùa thì không nên, không đại diện được cho đất nước, con người Việt Nam".

Bên cạnh đó nhiều ý kiến cũng thể hiện sự không đồng tình vì lý do tốn kém kinh phí, hiện giờ đất nước còn nghèo, nợ công chồng chất. Nên đầu tư các công trình công cộng phục vụ lợi ích cần thiết trước.

Tuy nhiên, trái ngược với quan điểm của GS. Biền, nhà sử học Dương Trung Quốc lại ủng hộ ý tưởng này: “Đây là ý tưởng rất hay, vấn đề chỉ là chọn vị trí nào ở Hồ Hoàn Kiếm cho phù hợp”.

Nếu thành phố thông qua ý tưởng này thì cần phải tính toán kỹ, vì Hồ Hoàn Kiếm là không gian tâm linh của người Việt, làm gì cũng cần thận trọng và phải lắng nghe ý kiến của nhân dân, nhà sử học nói thêm.

Trước đó, trên Lao Động, VnEpress đưa tin, chiều 28/3, ông Tạ Hồng Quân - một công dân ở Hà Nội - đã trình UBND TP.Hà Nội đề án “Đúc biểu tượng rùa vàng Hồ Gươm” đặt tại khu vực phố đi bộ.

Chủ nhân ý tưởng này cho rằng, ông muốn để rùa vàng Hồ Gươm "Thần Kim Quy" trở thành biểu tượng độc đáo của Việt Nam và duy nhất của thế giới.  Vì hiện tại Việt Nam đang thiếu một biểu tượng nhận diện. Nếu nhìn sang Singapore thì sẽ bắt gặp biểu tượng sư tử hoá rồng, đến Pháp sẽ thấy có biểu tượng tháp Eiffel, đến Mỹ sẽ thấy tượng Nữ thần tự do…

Nói chi tiết về phác thảo biểu tượng rùa vàng Hồ Gươm, ông Tạ Hồng Quân cho biết: Rùa vàng sẽ được làm bằng đồng và vàng, nặng khoảng 10 tấn, cao khoảng 3,5m, dài 2,5m.

Ông Quân cũng đề xuất đặt biểu tượng rùa vàng ở khu vực ngã tư Hàng Khay – Đinh Tiên Hoàng hoặc khu vực vườn hoa nhìn sang tượng đài Lý Công Uẩn. Kinh phí dựng tượng được huy động từ nguồn xã hội hóa và được xây dựng trong 2 năm.

Đức Hòa (tổng hợp)

Nguồn : Tin Nhanh Online

from Tin tức - TINMOI.VN http://ift.tt/2nLlZ13
via công ty bảo vệ

Không có nhận xét nào:
Write nhận xét