(BVPL)-Sau khi ông Trần Việt Thắng, TGĐ Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Viêt Nam (Vicem) ký Quyết định số 2267/2014 và Quyết định số 249/2016 quy định các công ty thành viên phải mua hàng hóa tập trung từ công ty mẹ Vicem với giá trị hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm. Câu hỏi đặt ra là, ai được hưởng lợi từ những quyết định này? Chúng tôi tìm hiểu và làm rõ một phần sự thật...
Ngày 6/11/2014 ông Trần Việt Thắng, TGĐ Viecm ký Quyết định số 2267 (QĐ 2267) ban hành quy định về lựa chọn nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ tại công ty mẹ Vicem… Ngày 5/2/2016, ông Thắng ký Quyết định số 249 (QĐ 249), lựa chọn đấu thầu cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn để bảo đảm tính liên tục cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên được tổ chức tại Công ty mẹ Vicem.
Hàng loạt thỏa thuận khung, hợp đồng khung được TGĐ Vicem ký buộc các công ty thành viên phải mua vật tư thiết bị hàng năm |
Quyết định số 2267/2014 và Quyết định số 249/2015 có dấu hiệu vi phạm Luật Đấu thầu, vi phạm điều lệ của Vicem |
Sau khi ký Quyết định số 2267, ngày 23/12/2015, ông Trần Việt Thắng, TGĐ Vicem tiếp tục ký Hợp đồng khung số 2765 với Nhà máy vật liệu chịu lửa kiềm tính Việt Nam cung cấp gần 1,3 triệu kg vật liệu chịu lửa, trị giá 37,5 tỷ đồng (đã bao gồm thuế VAT). Tại khoản 11 của hợp đồng khung này quy định: Trách nhiệm của Vicem là “gửi hồ sơ, tài liệu cần thiết và thỏa thuận đã ký giữa Vicem và nhà cung cấp cho các công ty thành viên Vicem để các bên trực tiếp ký hợp đồng mua bán”.
Như vậy, một lần nữa các công ty thành viên của Vicem gần như “buộc” phải mua vật liệu phục vụ cho sản xuất xi măng với giá thành bắt buộc, tước bỏ quyền tự chủ kinh doanh của những doanh nghiệp này?
Tiếp theo, ngày 6/7/2015, cũng ông Trần Việt Thắng, TGĐ Vicem ký Thỏa thuận khung số 1344 với đối tác “quen thuôc” là Nhà máy vật liệu chịu lửa kiềm tính Việt Nam nêu trên. Khối lượng cung cấp hàng hóa hai bên thỏa thuận là 784.000 kg, Vicem lại bắt buộc 5 công ty thành viên: Vicem Hải Phòng, Bút Sơn, Bỉm Sơn, Hoàng Mai, Hải Vân, mua theo số lượng, đơn giá được phân bổ theo thỏa thuận khung.
Ngày 20/12/2016, ông Trần Việt Thắng, TGĐ Vicem ký Thỏa thuận khung số 2701, để mua hơn 2000 tấn bi nghiền phục vụ sản xuất xi măng cho các công ty thành viên. Bên bán hàng lại là Công ty CP cơ khí Đông Anh Licogi, một đối “quen thuộc” xuất hiện trong các thỏa thuận khung, hợp đồng khung do ông Thắng ký?...
Từ những thông tin nêu trên, nhiều chuyên gia pháp lý cho rằng: Việc mua sắm tập trung của Vicem thực hiện nêu trên có dấu hiệu không minh bạch, vi phạm Luật Đấu thầu, vi phạm điều lệ của Vicem, có dấu hiệu “lợi ích nhóm” gây ra bức xúc trong dư luận. Đề nghị Bộ Xây dựng, làm rõ để xử lý, nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật .
Điều 44, Luật đấu thầu 2013 quy định: 1. Mua sắm tập trung là cách tổ chức đấu thầu rộng rãi để lựa chọn nhà thầu thông qua đơn vị mua sắm tập trung nhằm giảm chi phí, thời gian, đầu mối tổ chức đấu thầu, tăng cường tính chuyên nghiệp trong đấu thầu, góp phần tăng hiệu quả kinh tế. 2. Mua sắm tập trung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ cần mua sắm với số lượng nhiều, chủng loại tương tự ở một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoặc chủ đầu tư. 3. Mua sắm tập trung được thực hiện theo một trong hai cách sau đây: a) Đơn vị mua sắm tập trung tập hợp nhu cầu mua sắm, tiến hành lựa chọn nhà thầu, trực tiếp ký hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn cung cấp hàng hóa, dịch vụ; b) Đơn vị mua sắm tập trung tập hợp nhu cầu mua sắm, tiến hành lựa chọn nhà thầu, ký văn bản thỏa thuận khung với một hoặc nhiều nhà thầu được lựa chọn làm cơ sở để các đơn vị có nhu cầu mua sắm trực tiếp ký hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn cung cấp hàng hóa, dịch vụ. 4. Đơn vị mua sắm tập trung thực hiện việc lựa chọn nhà thầu trên cơ sở nhiệm vụ được giao hoặc hợp đồng ký với các đơn vị có nhu cầu. |
Nhóm PV
from Báo Bảo vệ Pháp luật điện tử http://ift.tt/2ojRI7u
via IFTTT
Không có nhận xét nào:
Write nhận xét